5 tips chọn đá ốp lát cho căn bếp của bạn

Nhà bếp từng là khu vực khuất phía sau ít được để ý đến trong căn nhà, nơi mà người ta chỉ nghĩ đến việc lưu trữ thực phẩm, chùi rửa hay dọn dẹp,…

Ngày nay, nhà bếp lại là một không gian sum họp, nơi mọi người gặp gỡ để chia sẻ nhiều hơn, không chỉ là một bữa ăn mà còn là những khoảnh khắc đặc biệt. Nhà bếp được thiết kế rộng hơn, không gian mở hơn, có thể nối liền với phòng khách và các không gian khác.

Nhà bếp là không gian thường xuyên được sử dụng trong căn nhà nên cần đem lại cảm giác thoải mái, sạch sẽ và thoáng mát. Các vật liệu dùng để thiết kế căn bếp chính vì vậy phải được lựa chọn hài hoà giữa các yếu tố thẩm mỹ, độ bền và an toàn vệ sinh. Đá nhân tạo cũng đang là một loại vật liệu được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Dưới đây là 5 tips chọn đá ốp lát cho căn bếp của bạn

Đầu tiên: Hiểu được cách bạn muốn sử dụng bàn bếp

Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến khi lựa chọn vật liệu ốp mặt bàn bếp. Căn bếp của bạn được sử dụng hàng ngày hay nó không thường xuyên được sử dụng? Đó có phải là nơi bạn muốn nấu ăn theo nhóm và thưởng thức đồ uống với bạn bè trong khi chuẩn bị bữa tối? Trẻ em sẽ tương tác trực tiếp với quầy? Và liệu thú cưng, một phần của gia đình, có được tiếp cận không gian này không?…Những yếu tố này sẽ giúp bạn cân nhắc nên lựa chọn sản phẩm với các tính năng phù hợp cho căn bếp

Lo lắng các bề mặt bị ố màu do nước chanh? Hãy chọn loại đá chống sự ăn mòn của hoá chất và axit

Nhà bếp sử dụng hàng ngày chắc chắn sẽ thường tiếp xúc với các sản phẩm có nồng độ axit nhất định: chanh, cam, giấm, cà chua, dầu ô liu, rượu vang hay các chất tẩy rửa,… 

Một số loại đá ốp lát khi phản ứng với axit, mất đi độ bóng đẹp ban đầu. Và vấn đề này không chỉ mang tính thẩm mỹ đơn thuần, phản ứng với axit và các chất tẩy rửa có thể ăn mòn đá theo đúng nghĩa đen, làm bề mặt đá trở nên thô ráp và tổn hại.

Độ nhám trên bề mặt của đá đó khiến bụi bẩn bám vào nhiều hơn, làm ố khu vực bị ăn mòn. Bên cạnh đó, khi nhìn dưới ánh sáng, sự thay đổi của vật liệu là điều dễ nhận thấy.

Vậy nên, một loại đá chống sự ăn mòn của hoá chất và axit sẽ giúp bạn thoải mái chế biến và vệ sinh khu vực bếp.

Các vết bẩn có dễ lau chùi?

Các chỉ số như độ hút nước, độ xốp, mật độ, khả năng chống uốn, chịu lực, tốc độ mài mòn và nhiều chỉ số khác là một phần của bất kỳ loại đá nào. Các chỉ số này quyết định loại đá nào sẽ được sử dụng tuỳ cho từng nhu cầu chẳng hạn như trung tâm mua sắm và sân bay, và một số không gian đặc biệt, chẳng hạn như bệnh viện và phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, khi chọn đá cho không gian bếp, hai điểm quan trọng nhất sẽ là độ xốp và độ hút nước. Độ xốp về cơ bản là tỷ lệ phần trăm không gian rỗng trong đá có liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành của vật liệu. Còn độ hút nước chính là tỷ lệ phần trăm nước mà đá hấp thụ do số lượng lỗ rỗng trên vật liệu. Các chỉ số này được xác định bằng các kiểm tra trong các phòng thí nghiệm và có quy chuẩn rõ ràng.

Một vật liệu phù hợp để dùng ốp lát cho phòng bếp phải liệu dễ dàng vệ sinh, lau chùi các vết bẩn, giữ cho không gian bếp luôn sạch sẽ và an toàn vệ sinh.

Tính chất cơ học: Chiếc nĩa nhọn có phải tránh xa bàn bếp không?

Điều quyết định độ bền của một tấm đá nhân tạo là thành phần nguyên liệu và quá trình sản xuất ra chúng.

Độ cứng của đá được xác định bằng các kiểm tra và một số thang đo tiêu chuẩn. Một trong những thang phổ biến nhất là thang đo độ cứng Mohs, được tạo ra vào năm 1812 bởi nhà khoáng vật học người Đức Friedrich Vilar Mohs, có thang tăng trưởng đơn vị từ 1 đến 10 làm tham chiếu. Trên thang Mohs, khoáng chất ít cứng nhất là talc, có giá trị độ cứng là 1, trong khi khoáng chất cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên cho đến nay là kim cương, có giá trị độ cứng là 10.

Và trong thực tế, thang đo độ cứng Mohs sẽ giúp bạn trong việc chọn lựa loại vật liệu phù hợp cho bếp.

Đá có độ cứng trung bình dưới 7 có thể làm trầy xước bằng dao, trong khi đá có độ cứng dưới 5 có thể làm xước bằng thủy tinh, tức là đá cẩm thạch và đá vôi không có khả năng chống trầy xước cơ học đối với dao hoặc các dụng cụ nhà bếp khác. Trong quá trình nấu ăn sẽ có thể tạo ra ma sát trên bề mặt khi di chuyển các dụng cụ, trong khi bàn bếp không thể tránh được hết các hạt bụi li ti trên bề mặt, vì vậy, với một số loại mặt bàn, nếu bạn đặt một cái chảo hoặc một cái đĩa lên trên và kéo lê, nó sẽ bị trầy xước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *